Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo từng tuần tuổi chính xác 2023

Theo dõi cân nặng của thai nhi sẽ giúp thai phụ nắm bắt được sức khỏe và sự phát triển của con. Mỗi một thai nhi ✅⭐️✅⭐️✅sẽ có một tốc độ phát triển riêng biệt nhưng vẫn có bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn quốc tế đúng chuẩn để chị em tham khảo. Thông tin này sẽ có trong bài viết dưới đây, bạn đọc có thể theo dõi.

Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi như thế nào?

Theo các chuyên gia chia sẻ thì phôi thai được hình thành toàn diện vào tuần thai thứ 8, từ lúc này trở đi thai nhi sẽ liên tục có sự phát triển về chiều dài và cân nặng qua mỗi tuần. Trong suốt quá trình thai kỳ từ tuần thứ 8 sẽ có bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi. Dựa vào các chỉ số tiêu chuẩn trong bảng này, thai phụ có thể đối chiếu với kết quả siêu âm để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống để thai nhi phát triển bình thường.

Bình thường chị em khi mang thai sẽ thực hiện siêu âm ở 3 mốc quan trọng là tuần thai thứ 12, 20 và 32. Ở mỗi lần siêu âm thì chị em cần để ý đến chiều cao, cân nặng của thai nhi để xem thai nhỏ hơn hay lớn hơn quy định.

Cân nặng của thai nhi sẽ được đo với nhiều cách khác nhau theo từng giai đoạn. Cụ thể như:

 Ở giai đoạn trước 20 tuần tuổi, thai nhi cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài sẽ được tính từ đầu đến mông.

 Ở tuần thứ 20 thì chiều dài của thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân, đến giai đoạn này thì chiều dài cũng như cân nặng của thai nhi sẽ tăng dần đều.

 Đến tuần thứ 30, cân nặng của thai nhi sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị cho quá trình chuẩn bị chào đời.

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 8 với chiều dài là 1,6cm và cân nặng 1g  | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 20 với chiều dài là 16,4cm và cân nặng 300g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 9 với chiều dài là 2,3cm và cân nặng 2g  | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 21 với chiều dài là 25,6cm và cân nặng 360g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 10 với chiều dài là 3,1cm và cân nặng 4g  | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 22 với chiều dài là 27,8cm và cân nặng 430g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 11 với chiều dài là 4,1cm và cân nặng 7g   | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 23 với chiều dài là 28,9cn và cân nặng 501g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 12 với chiều dài là 5,4cm và cân nặng 14g  | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 24 với chiều dài là 30,0cm và cân nặng 600g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 13 với chiều dài là 7,4cm và cân nặng 23g  | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 25 với chiều dài là 34,6cm và cân nặng 660g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 14 với chiều dài là 8,7cm và cân nặng 42g   | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 26 với chiều dài là 35,6cm và cân nặng 760g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 15 với chiều dài là 10,1cm và cân nặng 70g  | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 27 với chiều dài là 36,6cm và cân nặng 875g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 16 với chiều dài là 11,6cm và cân nặng 100g | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 28 với chiều dài là 37,6cm và cân nặng 1005g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 17 với chiều dài là 13,0cm và cân nặng 140g  | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 29 với chiều dài là 38,6cm và cân nặng 1153g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 18 với chiều dài là 14,2cm và cân nặng 190g  | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 30 với chiều dài là 39,9cm và cân nặng 1319g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 19 với chiều dài là 15,3cm và cân nặng 240g  | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 31 với chiều dài là 41,1cm và cân nặng 1502g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 32 với chiều dài là 42,4cm và cân nặng 1702g | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 37 với chiều dài là 48,6cm và cân nặng 2859g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 33 với chiều dài là 43,7cm và cân nặng 1918g  | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 38 với chiều dài là 49,8cm và cân nặng 3083g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 34 với chiều dài là 45,0cm và cân nặng 2146g | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 39 với chiều dài là 50,7cm và cân nặng 3288g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 35 với chiều dài là 46,2cm và cân nặng 2383g | Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 36 với chiều dài là 47,4cm và cân nặng 2622g

Bảng và cân nặng thai nhi tuần thứ 40 với chiều dài là 51,2cm và cân nặng 3462g

Những chỉ số có trong bảng cân nặng chuẩn của thai nhi để các mẹ có thể tham khảo điều chỉnh cho hợp lý chứ không phải đạt được bằng mọi giá. Bởi ngay từ những tháng đầu thai kỳ khi thai nhi chỉ là một bào thai nhỏ thì chiều cao, cân nặng đã có sự khác nhau. Thai nhi có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn hơn các chỉ số có trong bảng nhưng không nên quá chênh lệch.

Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số của bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Hiện nay, bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo các bác sĩ chia sẻ thì nó phụ thuộc vào các yếu tố sau:

 Do yếu tố di truyền, chủng tộc là một nhân tố phổ biến ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.

 Chiều cao, cân nặng, vóc dáng và sức khỏe của mẹ bầu, nếu bà bầu mắc bệnh lý nào đó thì có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.

 Độ tuổi khi mang thai của thai phụ.

 Chế độ ăn uống, sinh hoạt của từng chị em phụ nữ.

 Số lượng bào thai, nếu mang thai đôi, đa thai thì cân nặng của bé sẽ nhẹ hơn so với trường hợp mang thai đơn.

 Mức tăng cân của mẹ bầu, mẹ tăng ít cân hay không tăng cân thì thai nhi có thể bị thiếu cân, suy dinh dưỡng khi sinh ra. Ngược lại nếu tăng cân quá nhiều thì sẽ có kích thước thai lớn và thường sẽ phải sinh mổ.

 Thứ tự sinh con cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi. Thông thường con thứ sẽ có xu hướng cân nặng lớn hơn con đầu nhưng nếu bạn đẻ dày, 2 lần sinh sát nhau thì con thứ cũng có thể nhẹ cân.

Cách tính cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Hiện nay có 2 cách tính cân nặng thai nhi được các chuyên gia áp dụng, chị em có thể áp dụng theo 2 cách tính dưới đây:

Cách tính cân nặng thai nhi dựa vào chu kì vòng bụng.

Cách tính này chị em có thể áp dụng ngay tại nhà, nhưng lại sai số khá lơn vì còn tùy thuộc vào cơ thể mẹ bầu và mức độ của nước ối.

Cân nặng thai nhi = [(chu vi bụng + chiều cao tử cung ) x 100] / 4

Trong đó:

Chu vi bụng (cm) là chỗ được đo ở chỗ phình nhất

Chiều cao tử cung (cm): Là khoảng cách từ mu trên đến đáy tử cung.

Cách tính qua siêu âm

Đây có thể nói là cách tinh cân nặng thai nhi chuẩn nhất. Để thực hiện được cách tính này thì thai phụ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để siêu âm cho chính xác.

Thai nhi phát triển lớn hơn, nhỏ hơn so với tuổi thai có ảnh hưởng gì không?

Theo những chia sẻ ở trên thì dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi mẹ bầu sẽ biết được thai nhi phát triển như thế nào để điều chỉnh phù hợp. Thai nhi phát triển lớn hơn hoặc nhỏ hơn tuổi thai có ảnh hưởng gì không? là vấn đề đang được nhiều thai phụ và gia đình quan tâm.

Theo các chuyên gia phụ sản khoa chia sẻ thì nếu như thai nhi thừa cân hay thiếu cân quá nhiều vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi thai

Trường hợp thai nhi có chiều dài đo được dài hơn so với mức bình thường ở tuổi thai đó khoảng 3cm thì có nghĩa bé đang phát triển lớn hơn so với tuổi thai. Để xác định nguyên nhân thì bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra chi tiết.

Ảnh hưởng đến mẹ bầu: Thai nhi thừa cân, có kích thước quá lớn thì sẽ khiến mẹ thấy khó ngủ ở những tháng cuối thai kỳ. Nó cũng sẽ gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Thậm chí, có nhiều trường hợp còn gây tổn thương đến đường sinh dục, hay nặng nhất là vỡ tử cung trong quá trình sinh nở.

Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu như trẻ phát triển lớn hơn tuổi thai sinh ra sẽ bị thừa cân và phải đối diện với nguy  cơ mắc phải căn bệnh như suy tim, hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tiểu đường, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ung thư,…Đặc biệt, nếu sau sinh các mẹ không điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý thì sẽ bị béo phì, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ.

So sánh kích thước của thai nhi theo tuần hoàn

Thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai

Nếu như thai nhi có chiều dài ngắn hơn với chiều dài trung bình theo từng tuần thai 3cm thì bác sĩ cũng cần thực hiện thăm khám, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Ảnh hưởng với mẹ bầu: Nếu như thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai, bị thiếu cân thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo các mẹ bị suy nhược cơ thể, ăn uống không đảm bảo chất dinh dưỡng hoặc đang mắc bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Ảnh hưởng với thai nhi: Trong từng tuần thai mẹ bầu đã phát hiện thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai nhưng không điều chỉnh hợp lý thì trẻ sinh ra sẽ bị thiếu cân. Trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết,…Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ nhẹ cần có thể bị giảm chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp và vận động thấp hơn những đứa trẻ bình thường.

Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi phát triển lớn hơn, nhỏ hơn so với tuần tuổi

Như những thông tin trên thì khi thai nhi phát triển lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với tuần tuổi thì sẽ có nhiều ảnh hưởng cho mẹ và bé khi sinh ra. Vì thế nếu như qua các tuần tuổi, mẹ bầu thấy cân nặng, kích thước của thai nhi quá lớn học quá nhỏ so với kích thước trung bình thì nên lưu ý những điều sau:

 Nếu thai nhi bị thiếu cân, quá nhỏ thì thai phụ nên xem lại chế độ dinh dưỡng của bản thân, tích cực uống thêm sữa dành cho bà bầu, cải thiện khẩu phần ăn hằng ngày, ăn đầy đủ chất, bổ sung vitamin. Việc này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng.

 Ngược lại nếu cả mẹ và thai nhi đều tăng cân quá nhiều thì mẹ bầu nên cân đối lại chế độ dinh dưỡng, ăn những thức ăn có hàm lượng calo thấp, thực hiện tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, đều đặn. Việc này giúp điều chỉnh cân nặng phù hợp cũng như thuận lợi cho quá trình sinh nở sau này.

 Không sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể.

 Trong quá trình mang thai hãy để tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi hay bị ốm để không ảnh hưởng đến sự phát triển và tâm lý của trẻ. Nên có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, không thức khuya.

 Nên thực hiện siêu âm định kỳ tại những cơ sở y tế uy tín để theo dõi sự phát triển của thai nhi, nhận biết những bất thường ở kích thước của trẻ và bất thường ở cơ thể mẹ. Nếu mẹ bầu mắc bệnh ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ thì bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp.

Địa chỉ y tế khám thai an toàn cho mẹ bầu tại Bắc Ninh

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều cơ sở y tế đang triển khai dịch vụ khám thai, siêu âm, tư vấn sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ. Điều này khiến chị em dễ dàng lựa chọn được cơ sở y tế để thực hiện những dịch vụ trên nhưng để lựa được đơn vị uy tín không hề đơn giản. Vì thế rất nhiều chị em cảm thấy phân vân và hoàn mang không biết khám thai an toàn ở đâu?

Để giúp giải tỏa nỗi lo cho chị em, chúng tôi xin gợi ý đến Phòng khám đa khoa Thành Đô ở 248 Trần Hưng Đạo, Tiền An, Bắc Ninh. Nơi đây đang là địa chỉ đáng tin cậy được chị em trong tỉnh và các vùng lân cận tin tưởng tìm đến khi mang thai.

 Đến đây khám thai, chị em sẽ được bác sĩ phụ sản khoa dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao thực hiện siêu âm. Dựa vào kết quả siêu âm và bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi thì bác sĩ sẽ tư vấn về cách điều chỉnh, xử lý khi cân nặng của thai nhi lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với tuần tuổi.

 Đặc biệt, trường hợp thai nhi thiếu cân do mẹ bị bệnh phụ khoa thì sẽ được bác sĩ tư vấn và áp dụng cách điều trị phù hợp, nhanh chóng và an toàn.

 Phòng khám có xây dựng hệ thống cơ sở vật chất khang trang, máy móc hiện đại, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn y tế để phục vụ tốt, hiệu quả cho từng người bệnh, từng thai phụ khi đến đây.

 Thái độ nhân viên y tế chu đáo, tận tình và niềm nở. Quy trình thăm khám nhanh chóng, chuyên nghiệp.

 Chi phí khám chữa bệnh, khám thai được xây dựng dựa trên bảng giá niêm yết công khai của Bộ y tế, được tư vấn cho chị em trước khi thực hiện các dịch vụ y tế.

 Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ online sẽ giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe và đặt lịch khám nhanh chóng, miễn phí.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đầy đủ thông tin có liên quan đến "bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi". Mong rằng nó sẽ giúp ích được cho nhiều mẹ bầu. Nếu có vấn đề gì khúc mắc cần bác sĩ tư vấn phụ khoa chị em có thể liên hệ Hotline 0865. 776. 663 để được hỗ trợ nhiệt tình.

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-2004615

http://easup.daklak.gov.vn/web/24hsuckhoe1/home/-/blogs/bang-can-nang-va-chieu-dai-thai-nhi-theo-tung-tuan-tuoi-theo-chuan-who